Nấm da là một căn bệnh phổ biến và thường gặp khiến cho da trở nên khó chịu, ngứa ngáy và có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người cần được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm.
Bệnh nấm da là gì?
Nấm da là một trong những bệnh nhiễm trùng da hay gặp. Vi nấm gây nhiễm trùng ở mô keratin hóa như da, lông, tóc, móng,… Căn nguyên gây bệnh do các vi nấm ưa keratin gây ra, gây bệnh trên cả con người và động vật. Các vị trí nhiễm trùng hay gặp là các vùng da kín, nhiều mồ hôi như nách, bẹn, thắt lưng, kẽ chân, tóc, móng,… Mặc dù ít khi gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.Tuy nhiên, nhiễm nấm da thường gây bệnh trong khoảng thời gian dài, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da gồm khoảng trên 30 loài nấm. Chủ yếu thuộc các chi Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum, phân bố rộng rãi trên thế giới. Nhiệt độ thích hợp cho vi nấm phát triển khoảng 25 – 30oC. Các điều kiện thuận lợi khác như nhiệt độ cao, pH từ 6,9 – 7,2. Trên cơ thể người, vi nấm hay gặp tại những vùng da ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi, pH thuận lợi như bẹn, kẽ chân, thắt lưng, nách, trẻ nhỏ hay bị nấm tóc, …
Triệu chứng bệnh bệnh nấm da
Một số thể lâm sàng của bệnh nấm da hay gặp:
Nấm da đầu
Vi nấm chủ yếu gây bệnh ở tóc. Ngoài ra da dầu cũng có thể bị bệnh. Có các dạng hình thái lâm sàng có thể gặp như nấm đầu mảng xám. Đây là tình trạng vi nấm xâm nhập vào các nang tóc, phá vỡ sợi tóc, sinh sản nhiều bào tử bao lấy sợi tóc. Dẫn đến hậu quả tóc xám đục, gãy, hình thành các mảng tròn và lan rộng dần…
Nấm đầu chấm đen. Tình trạng này, vi nấm cũng xâm nhập và làm sợi tóc bị yếu đi, đứt gãy ngay chân tóc. Da đầu bị viêm nhiều chấm đen. Nấm đầu lõm chén là khi vi nấm gây nhiễm trùng mạn tính vùng da đầu, tổn thương có hình lõm chén. Tính chất bờ hơi gồ cao, không đều. Chân tóc có thể có mủ, không bị đứt gãy nhưng kém bóng và có mùi hôi.
Nấm đầu mưng mủ do vi nấm gây bệnh thường là T.mentagrophytes, M.canis. Các nang tóc bị viêm mủ quanh chân tóc, hậu quả bị trụi tóc,…
Nếu mắc phải nấm da đầu, cần tìm hiểu cách chữa trị phù hợp để đạt được hiệu quả.
Nấm kẽ chân, kẽ tay
Nấm kẽ chân, kẽ tay hay gặp ở kẽ chân. Chúng thường liên quan đến việc đi giày và ra mồ hôi nhiều, lội nước nhiều, lội bùn nhiều,… Vị trí tổn thương hay gặp kẽ ngón 3-4. Da vùng kẽ chân tay bị bợt trắng, ngứa, đôi khi xuất hiện mụn nước ở rìa ngón. Da thương tổn bị trợt, loét, tạo vảy tiết, vùng tổn thương lan dần, bàn chân có thể sưng nề. Cơ thể có thể nổi hạch phản ứng lân cận.
Nấm da tay chân
Người bệnh thường có biểu hiện tăng sừng ở lòng bàn tay, chân
Nấm móng
Vi nấm gây bệnh nấm móng hay gặp là Trichophyton và Epidermophyton. Chúng có thể gặp tổn thương một móng hoặc nhiều móng. Ban đầu thương tổn thường từ bờ tự do của móng. Sau đó, chúng dày lên, vàng đục, móng bị biến dạng. Có thể thấy các mảnh vụn cạo ra hơi vàng. Theo tiến triển tổn thương lan dần, móng tách khỏi nền móng. Do hoạt động của người bệnh, tổn thương có thể lan từ móng này sang móng khác, dai dẳng nhiều ngày tháng và hay bị tái phát.
Hắc lào
Bệnh hắc lào thường gặp nhiều vùng đùi, bẹn, thắt lưng, cổ,… Ban đầu tổn thương có hình ranh giới rõ, bờ viền, hơi đỏ, xuất hiện mụn nước nhỏ li ti xung quanh bờ viền. Theo tiến triển thời gian, bệnh lan rộng thành đám, kích thước có thể từ 1 cm đến mảng rộng.
Các biến chứng của bệnh nấm da
- Viêm da: Nếu không được điều trị kịp thời, nấm da có thể lan rộng và gây viêm da, khiến da bị sưng tấy, đau đớn và mẩn ngứa.
- Nhiễm trùng: Nấm da cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng da nếu không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng da có thể gây ra các triệu chứng như đau và sưng. Trường hợp này có thể yêu cầu điều trị bằng kháng sinh để giải quyết.
- Tái phát: Nếu không chữa trị hết nấm da hoặc không tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, nấm da có thể tái phát và gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy và mẩn ngứa.
- Thay đổi màu da: Một số loại nấm da có thể gây ra thay đổi màu da, khiến vùng da bị nhiễm trở nên đỏ hoặc trắng. Đồng thời, nấm da có thể làm cho da trở nên khô và mất độ ẩm.
- Nấm móng tay: Nếu không chữa trị kịp thời, nấm da có thể lan sang móng tay và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như vón cục, đau nhức và thay đổi màu sắc của móng.
Vì vậy, nếu bạn có triệu chứng của bệnh nấm da, hãy điều trị ngay để tránh các biến chứng và đảm bảo sức khỏe cho làn da của mình.
Nên làm gì khi bị nấm da
- Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc hoặc các loại kem để trị nấm theo chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ đầy đủ liều lượng và thời gian điều trị để đảm bảo hiệu quả. Một số nhóm thuốc có thể chỉ định như:
-
- Thuốc mỡ: Benzosali. Thuốc kháng nấm tại chỗ như miconazole, clotrimazole, ketoconazole,…;
- Thuốc uống: Griseofulvin, terbinafine. Đây là thuốc được đánh giá tốt trong điều trị nấm da, đặc biệt là nấm móng. Nhóm Azole như: Itraconazole, Fluconazole …
- Thuốc nước như ASA, BSI,…
- Cần chú ý tác dụng phụ của các thuốc trên các cơ quan khác khi sử dụng trong thời gian dài.
- Giảm độ ẩm và giữ vùng da khô ráo: Tránh để vùng da bị nhiễm ẩm ướt. Nếu cần thiết, hạn chế vùng da tiếp xúc với nước hoặc mồ hôi. Sử dụng bột tắm hoặc bột ngăn mồ hôi để giúp giảm độ ẩm và giữ da khô ráo.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng. Người bệnh hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm có chứa đường và carb.
- Sử dụng quần áo và giày thoáng khí: Chọn quần áo và giày cỡ rộng, thoáng khí để giúp cho vùng da được thông thoáng và hạn chế sự tích tụ của độ ẩm.
- Tư vấn chuyên môn: Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị kịp thời.
Điều trị tại Phòng khám Đa khoa Đông Phương
Tại Phòng Khám Da Liễu Đông Phương, sau khi chẩn đoán đúng bệnh bác sĩ tiến hành trị liệu theo đúng phác đồ khoa học. Phòng khám còn sử dụng các loại máy móc hỗ trợ trị liệu như máy laser vi điểm.
- Máy laser chiếu tới các vùng da tổn thương khôi phục lại sức sống. Máy xông hơi, sục rửa với các loại thuốc đông y nhằm kháng viêm, kháng khuẩn….
- Việc áp dụng biện pháp đông tây y kết hợp cùng sự hỗ trợ của máy móc hiện đại giúp định vị vùng tổn thương, hỗ trợ xử lý vi khuẩn gây bệnh, tái tạo da.
- Thuốc đông và tây y kết hợp làm giảm tác dụng phụ. Hơn thế các thành phần của thuốc đông y chứa các thành phần thảo dược tự nhiên nên không gây kích ứng, dị ứng thuốc
Mọi thắc mắc xin liên hệ số Hotline 0971.122.497 hoặc Chat trực tiếp với bác sĩ tư vấn để được giải đáp.