Mọc mụn cơm (mụn cóc) hay còn gọi mụn hạt cơm khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Vậy mụn cơm là gì? nó có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào. Mời bạn đọc cùng timd hiểu qua bài viết dưới đây.
Mụn cơm là gì?
Mụn cơm cách gọi khác mụn cóc thường là những mụn nhỏ, thô, cứng, có màu sẫm hơn các vùng da còn lại. Chúng thường không gây ra các triệu chứng đau hay ngứa ngoại trừ khi ở dưới bàn chân có thể gây đau khi đi lại. Mặc dù mụn cơm thường xảy ra trên bàn tay và bàn chân, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các vị trí khác. Mụn cơm có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc mọc thành từng đám nhỏ. Mụn cơm có dạng thịt thừa trên da và chúng không phải ung thư.
Mụn cơm là do nhiễm một loại vi rút u nhú ở người (HPV) gấy ra. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bao gồm sử dụng chung nhà tắm và hồ bơi công cộng, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hệ miễn dịch kém.
Có trên 100 loại virus HPV có thể gây ra mụn cơm ở tay và chân, phần lớn chúng đều không nguy hiểm. Tuy nhiên có một số chủng virus HPV đặc biệt có thể gây ra mụn cơm ở bộ phận sinh dục (mụn cóc sinh dục). Ở nam giới, mắc mụn cóc sinh dục phổ biến nhất là sùi mào gà. Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các loại mụn cơm và dấu hiệu nhận biết
Tùy vào chủng virus sẽ gây ra những loại mụn cơm khác nhau với những triệu chứng và cách nhân biết khác nhau. Các loại mụn cơm phổ biến có thể kể đến như:
Mụn cơm thông thường
Mụn cơm thông thường chủ yếu do HPV loại 1, 2, 4 gây ra. Loại này thường ít gây ra triệu chứng hoặc không có triệu chứng, nhưng đôi khi có thể gây đau nhẹ khi mọc ở những vùng như lòng bàn chân. Mụn cơm dạng này thường mọc ở ngón tay và ngón chân, đôi khi có thể thấy ở các vị trí khác. Dấu hiệu đặc trưng nhận biết mụn cơm thông thường là vẻ ngoài sần sùi và tròn.
Mụn cơm Plantar
Mụn cơm Plantar thường mọc ở lòng bàn chân, đặc điểm của mụn Plantar là trúng phát triển ẩn trong da, không mọc nhú lên như các loại mụn cơm còn lại. Bình thường mụn cũng không cí triệu chứng, mụn cơm có thể gây đau khi đi lại nhiều.
Mụn cơm phẳng
Nguyên nhân gây ra mụn cơm phẳng là nhóm HPV 3 và 10 là chủ yếu, ngoài ra nhóm 26 tới 29 và 41 cũng gây mụn cơm phẳng nhưng tỷ lệ thấp hơn.
Mụn cơm phẳng có màu hồng, nâu hoặc hơi vàng và thường mọc ở mặt, đùi hoặc cánh tay. Người bệnh thường khó phát hiện chúng do kích thước tương đối nhỏ.
Mụn cơm dạng sợi mảnh
Nụn cơm dạng sợi cũng khá phổ biến, chúng thường mọc quanh miệng, gần mũi, cổ hoặc vùng cằm. Đặc điểm của loại mụn này là kích thước nhỏ, có hình dạng thon dài, đặc tính màu sắc tương tụ màu da.
Mụn cơm quanh móng
Mụn cơm dạng này thường mọc quang móng tay móng chân, chúng có hình dạng như da dày lên như hoa súp lơ. Chúng thường không gây ra triệu chứng, nhưng khi mụn mọc quá nhiều có thể gây nứt và gây đau. Những người hay căn móng tay, hay làm các công việc tiếp xúc với nuốc nhiều như rửa bát, pha chế có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Mụn cơm ở bộ phận sinh dục (mụn cóc sinh dục)
Mụn cơm ở bộ phận sinh dục hay còn được gọi là mụn cóc sinh dục. Loại mụn này thường có đặc điểm là mụn thịt phẳng mọc đơn lẻ hoặc từng chùn tại vùng rãnh quy đầu, trên thân dương vật ở nam giới, mọc quanh mép âm đạo ở nữ ngoài ra có thể mọc ở hâu môn ở cả nam và nữ.
HPV 16 và 18 thủ phạm chính gây ra mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ. Mụn cóc sinh dục thường không có triệu chứng.
Chuẩn đoán
Để chuẩn đoán mụn cơm bác sĩ thường dựa vào đánh giá lâm sàng, một số trường hợp có thể cần làm thêm xét nghiệm.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Phần lớn các loại mụn cơm là lình tính và ít gây ra nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nên bận cần tìm đến bác sĩ khi gặp các vấn đề sau:
- Mụn cơm gây đau
- Phần mụn bị chảy máu
- Mụn biến đổi hình dạng
- Mụn lan ra các vùng khác trên cơ thể
- Mụt cơm tái phát trở lại sau khi đã điều trị
- Xuất hiện ở những vị trí dễ bị va chạm và chảy máu không ngừng…
10 cách trị mụn cơm tại nhà đơn giản hiệu quả
Đối với mụn cơm có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng thuốc, đốt hay bạn cũng có thể áp dụng một số cách điều trị mụn cơm tại nhà từ kinh nghiệm dân gia như:
1. Cách trị mụn cơm tại nhà bằng Vitamin C, E
Vitamin E là một chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ thống miễn dịch của chúng ta. Mặc dù hiện tại chưa có nghiên cứu chính thức nào về tác dụng của nó đối với mụn cơm, nhưng nhiều người đã dùng nó để cải thiện mụn cơm và nhận được những cải thiện đáng kể.
Bạn chỉ cần lấy một viên vitamin E, lấy phần giàu bên trong thấm vào vùng có mụn cơm. Băng kỹ bằng gạc y tế và để qua đêm. Bạn nên áp dụng đều đặn hàng ngày trong vòng hai tuần để thấy được hiệu quả.
Vitamin C có đặc tính tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, chữa lành vết thương và các tổn thương khác của mô da. Vì vậy, nhiều người cho rằng sử dụng các cách trị mụn cơm tại nhà bằng vitamin C sẽ giúp đánh bay những nốt đáng ghét.
Bạn sẽ phải nghiền nát một viên vitamin C và trộn với nước. Bạn dùng tăm bông chấm dung dịch lên nốt mụn, sau đó đắp lại và để qua đêm. Giống như vitamin E, phương pháp điều trị này nên được áp dụng mỗi ngày.
Một số nguồn sẽ kết hợp vitamin C với nước cốt chanh để tăng hiệu quả, nhưng hãy cẩn thận vì axit citric từ chanh có thể gây kích ứng da.
2. Cách trị mụn cơm trên tay bằng tinh dầu tràm trà
Dầu cây trà được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống vi rút. Nó là một trong những thành phần rất tốt để điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá, vết chai, nhiễm trùng da và thậm chí cả mụn cơm.
Một số nguồn có thể khuyên bạn nên thoa tinh dầu trà trực tiếp lên da, nhưng điều này thực sự sẽ gây kích ứng da. Do đó, bạn nên pha loãng với các dung môi khác (dầu dừa, dầu hạnh nhân, ..) theo tỷ lệ 1:12 trước khi bôi lên mụn.
Thời gian bạn để nó trên da là năm đến mười phút, lặp lại hai đến ba lần một ngày. Nếu bạn vẫn cảm thấy kích ứng da, hãy pha loãng dung dịch thêm
3. Sử dụng dứa để trị mụn cơm
Dứa tươi có chứa bromelain, một hỗn hợp các enzym giúp tiêu hóa protein. Mặc dù chưa có nghiên cứu kết luận, nhiều người nói rằng bromelain giúp phân giải protein trong virus HPV, khiến nó “rút quân” khỏi da của bạn.
- Ngâm vùng bị mụn cơm trong nước dứa tươi trong vài phút mỗi ngày.
- Xay nhuyễn dứa tươi bằng máy xay sinh tố, sau đó đắp lên vùng da bị mụn từ 5 đến 10 phút mỗi ngày.
4. Cách trị mụn cơm ở chân bằng nha đam
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gel của cây nha đam rất tốt để điều trị các vấn đề về da như cháy nắng, bỏng, mụn trứng cá và thậm chí cả mụn cơm. Không chỉ giảm đau, ngứa mà gel nha đam còn chống lại một số vi khuẩn và vi rút có hại.
Bạn chỉ cần lấy gel từ thân cây nha đam tươi rồi thoa lên vùng da bị mụn cơm. Bạn để khô tự nhiên, không cần rửa lại với nước. Phương pháp này nên được lặp lại hàng ngày cho đến khi mụn cơm biến mất.
5. Sử dụng Aspirin
Bạn có biết, thành phần chính trong aspirin là axit salicylic, một chất rất phổ biến trong các công thức trị mụn các loại. Phương pháp điều trị mụn cơm ở chân bằng axit salicylic sẽ giúp loại bỏ từng lớp da bị nhiễm trùng và mụn cơm sẽ biến mất.
Tất cả những gì bạn cần làm là nghiền nát một viên aspirin sau đó trộn với nước. Bạn chấm dung dịch lên vùng mụn cơm, đợi khô. Phương pháp này cũng cần được bạn thực hiện hàng ngày.
6. Cách trị mụn cơm quanh mắt bằng giấm táo
Giấm táo có tác dụng tương tự như axit salicylic, bên cạnh đó là chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Vì vậy, nó được sử dụng khá phổ biến trong điều trị mụn cơm.
Bạn pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 2: 1 rồi nhúng bông gòn vào dung dịch. Sau đó, dùng miếng bông đó đắp lên vùng da bị mụn cơm, quấn băng gạc y tế và giữ nguyên trong ba đến bốn giờ.
Bạn nên pha loãng giấm trước khi sử dụng để tránh gây bỏng hoặc kích ứng da.
7. Vỏ quả chuối
Vỏ chuối chứa nhiều kali, một loại khoáng chất rất tốt và cần thiết để bạn có một làn da đẹp và khỏe mạnh. Cách trị mụn cơm tại nhà bằng mẹo dân gian này giúp chống lại mụn và các vấn đề về da do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra.
Dùng vỏ chuối chà lên mụn cơm trong vài phút. Lặp lại hai đến ba lần một ngày để thấy sự cải thiện.
8. Trị mụn cơm bằng tỏi
Chất allicin có trong tỏi có khả năng chống lại nhiều vi sinh vật có hại vì nó sẽ phá hủy các enzym của mầm bệnh.
Để dùng tỏi trị mụn cơm, bạn nên giã nát để lấy nước cốt. Sau đó, bạn dùng nước pha loãng tạo thành dung dịch để bôi lên nốt mụn. Áp dụng hàng ngày trong ba đến bốn tuần để thấy kết quả.
Phương pháp điều trị và thuốc
Mụn cơm thường không cần điều trị và có thể biến mất trong vòng 2 năm, nhưng ở một số người, điều trị là cần thiết vì mục đích thẩm mỹ hoặc để ngăn bệnh lây lan.
Phương pháp điều trị thông thường là dùng axit salicylic. Một số biện pháp khác bao gồm:
Phương pháp áp lạnh: còn được gọi là liệu pháp phun nitơ lỏng vào vùng mụn. Hơi lạnh sẽ tạo thành vết phồng rộp xung quanh mụn, sau đó mô chết sẽ bong ra trong vòng khoảng một tuần.
- Cantharidin: là chất được chiết xuất từ cây bọ mèo kết hợp với một số chất hóa học khác rồi bôi lên mụn cơm. Thuốc sẽ làm da phồng rộp và kéo mụn ra khỏi da.
- Phẫu thuật bằng tia laser: thường chỉ áp dụng cho những trường hợp mụn cơm khó vì tốn kém và có thể để lại sẹo.
- Vi phẫu: mụn cơm được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Bởi vì thủ thuật này có thể để lại sẹo, nó thường được dành cho những người không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Trong trường hợp xấu nhất, mụn cơm không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, người bệnh sẽ được áp dụng các liệu pháp khác như:
- Liệu pháp miễn dịch: Các loại thuốc điều trị miễn dịch có thể được kê đơn cho những mụn cơm cứng đầu bao gồm squaric acid dibutylester và một loại gel gọi là imiquimod. Đây là một loại thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ thường được sử dụng để điều trị mụn cơm sinh dục, nhưng cũng có hiệu quả trong điều trị mụn cơm thông thường. Thuốc làm tăng phản ứng miễn dịch của da đối với mụn cơm và làm cho mụn cơm chết. Tuy nhiên, mụn cơm có thể trở lại khi ngừng điều trị.
- Bleomycin (Blenoxane): tiêm bleomycin vào mụn cơm để tiêu diệt vi rút. Bleomycin được sử dụng để chăm sóc mụn cơm, nhưng với liều lượng cao hơn được sử dụng để điều trị một số loại ung thư. Những rủi ro của liệu pháp này bao gồm mất móng tay, tổn thương da và dây thần kinh.
- Retinoids: Được chiết xuất từ vitamin A, những loại thuốc này phá vỡ sự phát triển của tế bào da mụn cơm. Người bệnh có thể sử dụng kem bôi hoặc thuốc uống. Những loại thuốc này làm cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, vì vậy hãy nhớ bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời trong khi dùng chúng.
Lưu ý khi sử dụng các cách trị mụn cơm tại nhà
Trong khi điều trị mụn cơm, bạn nên ghi nhớ một số điều sau:
- Hãy chắc chắn rằng da của bạn không bị dị ứng với bất kỳ thành phần tự nhiên nào trước khi thoa lên da. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo không gặp phải bất kỳ kích ứng nào trên da.
- Không dùng chung các vật dụng như khăn tắm, quần áo, tất với người khác để tránh lây bệnh.
- Tránh dùng tay gãi hoặc ngoáy mụn vì điều này làm tăng nguy cơ lây lan.
- Hạn chế đi bơi ở các bể bơi công cộng, đi dép trong nhà tắm nếu bị mụn cơm ở lòng bàn chân. Nếu bị mụn cơm ở tay, hạn chế tiếp xúc với nước, giữ tay khô ráo là điều cần thiết.
- Mặc dù mụn cơm vô hại và có thể điều trị tại nhà nhưng nếu gặp các triệu chứng khác như: Đau nhức, khó chịu, chảy máu và dễ lây lan sang các vùng khác thì bạn nên đi khám. kinh tế ngay lập tức.
Cách trị mụn cơm ở tay, chân, mặt và quanh mắt nhanh nhất tại nhà mà bài viết cung cấp hi vọng sẽ mang lại một số thông tin hữu ích cho bạn đọc. Kiến thức về sức khỏe không bao giờ là không quan trọng, bạn nên bổ sung ngay cho bản thân và gia đình.