Số 813 Giải Phóng - Hoàng Mai - Hà Nội

10+ cách trị vảy nến dân gian tại nhà hiệu quả

Ngày đăng: 21/08/2022

Cách trị vảy nến dân gian là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi vảy nến một bệnh lý chưa tìm ra cách chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh cũng rất dễ tái phát. Việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng. Nếu đã thủ qua nhiều cách mà không hiệu quả bạn có thể tham khảo một số cách chữa và điều trị bệnh vảy nến đơn giản tại nhà bằng dân gian sau đây.

10+ cách trị vảy nến dân gian hiệu quả bằng những bài thuốc đơn giản

Bài thuốc dân gian chữa vảy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh rối loạn miễn dịch tái phát, đặc điểm của bệnh là sự xuất hiện của các mảng đỏ, bong tróc trên da.

Mặc dù nó ảnh hưởng trực tiếp lên da nhưng nó lại không phải một bệnh ngoài da mà nó bắt nguồn từ trong cơ thể, từ hệ thống miễn dịch.

Mặc dù chưa có phương pháp triệt để, nhưng vẫn có rất nhiều phương pháp để giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến.

1. Sử dụng các loại thực phẩm chức năng

dầu cá

Trên thị trường có một số loại thực phẩm chức năng không phải là thuốc nhưng chúng giúp hỗ trợ điều trị hoặc giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến từ bên trong.

Theo một số nghiên cứa thì một số loại thực phẩm như dầu cá, Vitamin D, cây khế sữa, nha đam, dầu hoa anh thảo…có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu các triệu chứng bệnh da liễu.

Chú ý tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng để đảm bảo chúng không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như dị ứng…

2. Tăng độ ẩm cho da

Việc giữ ẩm cho da giúp da mềm và giảm hiện tượng bong tróc da. Bạn có thể sử dụng máy phun sương để làm tăng độ ẩm không khí phòng ngủ hoặc phòng làm việc.

Sử dụng thêm một số loại kem dưỡng ẩm dành cho người bị vảy nến có thể giúp làn da mềm mại và ngăn ngừa hình thành các mảng vảy.

3. Cách trị vảy nến dân gian bằng lô hội

Theo một số nghiên cứu, tinh chất nha đam có tác dụng làm giảm mẩn đỏ và kích ứng da ở những người mắc bệnh vảy nến. Qua so sánh các nhà khoa học đưa ra một kết quả nhận thấy gel lô hội có hiệu quả hơn một chút trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh vẩy nến so với 0,1% triamcinolone acetonide, một loại kem steroid được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến.

Nha đam là một thảo dược thiên nhiên lành tính, không gây ra các tác dụng phụ với da nên bạn có thể an tâm sử dụng.

4. Sử dụng giấm táo

chữa vảy nến bằng giấm táo

Giấm táo có chứa thành phần Enzyme và lợi khuẩn, sử dụng giấm táo lành tính, tốt cho sức khoẻ và cũng có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến. Trong giấm táo có thành phần Acid nên hạn chế sử dụng giấm táo quá thường xuyên. Đối với người có làn da nhạy cảm nên sử dụng giấm táo pha với chút nước theo tỷ lệ 1:1. Bạn có thể tham khảo thêm về cách chữa vảy nếm bằng giấm táo hiệu quả TẠI ĐÂY

5. Điều trị vảy nến tại nhà bằng thuốc mỡ Capsaicin

Capsaicin là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các cơn đau nhẹ ở cơ và khớp. Capsaicin cũng có tác dụng tốt trong việc làm giảm các triệu chứng của bện vảy nến. Khi sử dụng thuốc mỡ Capsaicin cho người bị vảy nến sẽ gây ra nóng rát dữ dội bạn đầu, nhưng triệu chứng này nhanh tróng giảm và các triệu chứng của bệnh vảy nến được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên Capsaicin là thuốc không có nguồn gốc từ thiên nhiên nên bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng. Để an toàn bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

6. Xây dụng khẩu phần ăn lành mạnh, khoa học

Chế độ ăn uống khoa học có thể giúp bạn kiểm soát được bệnh vảy nến tái phát.

Loại bỏ các loại thực phẩm thịt đỏ, các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà, đường trắng, các chất kích thích như rượu, cafe…có thể giảm các cơn bùng phát các triệu chứng bệnh vảy nến.

Ăn nhiều rau xanh, các loại cá nước lạnh, hạt, hạnh nhân, axit béo giàu omega3 chứng được biết đến là những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ, giúp giảm viêm. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát được bệnh vảy nến.

7. Cách trị bệnh vảy nến dân giản đơn giản với nước muối

Tắm nước ấm pha với một chút muối Epsom, dầu khoáng, sữa hoặc dầu ô lưu có thể làm dịu đi cơn ngứa và các mảng vảy. Tắm với giấm táo, bột yến mạch cũng rất hữu ích trong việc điều trị bệnh vảy nến.

Có một lưu ý là bạn không nên sử dụng nước quá nóng, nước nóng có thể gây khô da và gây ra kích ứng nhiều hơn.

Sau khi tắm nên dưỡng ẩm cho da để duy trì hiệu quả.

8. Tắm nắng

tắm nắng

Tắm nắng là phương pháp sử dụng tia cục tín tiếp xúc với vùng da bị vảy nến giúp giảm khả năng phát triển của các tết bào da bị vảy nến. Phương pháp này cần có sự giám sát của bác sĩ.

Tia cực tín được biết đến là loại ánh sáng gây hại cho da, tuy nhiên nó cũng có tác dụng trọng việc làm chậm sự phát triển của các tế bào da do bệnh vẩy nến. Đối với liệu pháp này thường yêu cầu điều trị thường xuyên và nhất quán. Việc tắm nắng 10 đến 15 phút mỗi ngày có thể giúp giảm đáng kể mảng bám do bệnh vảy nến.

9. Sử dụng tinh bột nghệ điều trị vảy nến

Nghệ đã được chứng minh là giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến. Nó có thể được sử dụng dưới dạng thuốc viên, chất bổ sung hoặc được sử dụng như một loại gia vị khi nấu ăn.

Một số bài thuốc dân gian chữa vảy nến từ nghệ

1. Nước ém nghệ tươi

  • Nguyên liệu: 200g nghệ tươi và 1/5 thìa muối hạt
  • Cách làm: Lấy củ nghệ nguyên vỏ đem đi rủa sạch. Cho nghệ vào xay nhuyễn rồi lọc lấy nước, cho thêm một ít muối tăng khả năng sát khuẩn sau đó dùng tăm bông bôi lên vùng da bị vảy nến

2. chữa vảy nến bằng nghệ mật ong

  • nguyên liệu: 1 củ nghệ tươi và 1 thìa mật ong
  • Các thực hiện: đêm nghệ đi rửa sạch và dã nhuyễn chắt lấy nước, cho thêm một thìa mật ong vào nước cốt nghệ khuấy đều. Dùng tăm bông bôi lên vùng bị vảy nến. Để khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước

10. Cách trị vảy nến dân gian từ nghệ tỏi

Theo một số nghiên cứu, thành phần Allicin trong tỏi có khả năng chống oxy hoá rất mạnh và giúp ức chế và tiêu diệt một số loại vi khuẩn và nấm gây bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, một số dưỡng chất khác trong tỏi có chức năng điều hoà miễn dịch cơ thể giúp ổn định bệnh vảy nến.

Khi kết hợp tỏi với nghệ sẽ giúp hiệu quả điều trị triệu chứng của bệnh vảy nến được nhanh chóng.

Nguyên liệu: 100g nghệ và 1 nhánh tỏi

Cách thực hiện:

  • Nghệ và tỏi rủa sạch
  • vớt ra để ráo nước
  • cho vào giã nhuyễn chắt láy nước cốt
  • hoà thêm một chút nước ấm và muối cho dễ uống
  • kiên trị sử dụng đến khi bệnh giảm

11. Sử dụng dầu cá

Dầu cá giàu Omega 3 có sẵn mà cơ thể dễ hấp thụ giúp tăng cường hệ miến dịch. Các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm, cá ngừ cung cấp lượng lớn Omega-3. Hãy sử dụng những loại cá này trong bữa ăn khoảng 2 3 lần mỗi tuần.

12. Các trị vẩy nến dân gian từ hoa cúc dại

Cây hoa cóc dại được dân gian lưu truyền là có tác dụng chữa bệnh vảy nến rất tốt. Đây là một loại cây rất dễ kiếm, lành tính nên bạn có thể thử.

Nguyên liệu: 500g mang tiêu + 250g cúc dại, phèn chua, quả xuyên tiêu

Cách làm: Đem tất cả vị thuốc trên đem sắc lấy nước để tắm hoặc ngâm vùng bị vảy nến. Sử dụng đều đặn sẽ thấy giảm tình trạng da khô bong tróc giúp cải thiện triệu chứng bệnh đáng kể.

13. Chữa vảy nến bằng hành hoa

Dân gian từ lâu đã có bài thuốc chữa vảy nến từ hành hoa. Đến ngày nay, các nhà khoa học đã tìm thấy trong hành hoa có các chất như protein, canxi, phot pho…và một loại chất kháng viêm.

Nguyên liệu: Hành hoa

Cách làm:

  • Đối với hành hoa bạn có thể ăn hoặc để ngâm rửa
  • Để ăn thì trần sơ qua hành rồi ăn trực tiếp hoặc làm gia vị các món ăn. Ăn từ 2 đến 3 tuần sẽ thấy tình trạng được cải thiện.
  • Nếu dùng để ngâm rửa thì đun với một chút muối, để nguội rồi sửa vết bị vảy nến.

14. Các trị vẩy nến bằng cây lược vàng

Cây lược vàng là một vị thuốc quý hiếm trong đông y.  với nhiều công dụng chữa bệnh trong đó có tác dụng điều trị bệnh vảy nến. Cây lược vàng có thành phần chất chống oxi hoa, chống viêm nên rất tốt khi điều trị các bệnh ngoài da như bệnh vảy nến.

Nguyên Liệu: Cây lược vàng

Cách làm:

  • Ép lấy nước từ cây lược vàng rồi bôi lên vùng da bị vảy nến
  • Một cách khác bạn có thể làm là dã nhỏ cây lược vàng rồi trộn với kém vaselin theo tỷ lện 2/3 rồi đắp lên vùng da bị vảy nến, cách này rất hiệu quả giúp làm mềm da và nhanh lành vết thương.

15. Cách trị bệnh vảy nến dân gian tại nhà bằng lá Trầu Không

Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc có tác dụng trừ phòng, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Trầu không có tác dụng tốt trong chữa các bệnh ngoài da đặc biệt là bệnh vảy nến… Khi kết hợp với một số nguyên liệu thiên nhiên khác, trầu không sẽ là bài thuốc chữa vảy nến hiệu quả.

Nguyên liệu: Lá trầu không, muối biển, béo hoa dâu…

Cách làm:

  • Đem lá trầu không và các dược liệu khác rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
  • Cắt nhỏ lá trầu không và các nguyên liệu trên đem đun lấy nước.
  • Để nước nguội hoặc hơi ấm dùng để tắm.
  • Tắm đều đặn mỗi ngày 2 lần. Sau khi tắm xong để 2,3 tiếng cho các chất thẩm thấu vào da rồi tắm lại với nước ấm.

Trên đây là 15 cách điều trị bệnh vảy nến tại nhà bằng các bài thuốc dân gian. Phần lớn những cách điều trị này đều đến từ nguyên liệu thiên nhiên và lành tính. Tuy nhiên bạn vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn.

Mặc dù việc điều trị bệnh vảy nến tại nhà dễ thực hiện và tiện lợi có thể giúp ích cho các trường hợp bệnh nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng cần được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ phòng khám da liễu uy tín.

Trên đây là những chia sẻ của phòng khám Đa khoa Đông Phương về cách trị vảy nến dân gian. Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ số Hotline 0971.122.497 hoặc CHAT trực tiếp với bác sĩ tư vấn để được giải đáp.



Bài viết liên quan

đăng ký khám trực tuyến

Được hưởng nhiều ưu đãi